Sửa chữa tủ lạnh

Tủ Lạnh Là Gì ?

Hầu hết mọi nhà điều sử dụng tủ lạnh để lưu trữ thức ăn , thực phẩm , rau củ , làm đá… Tủ lạnh là một thiết bị làm mát . thiếc bị gia dụng này bao gồm , một ngăn cách nhiệt và một máy bơm hóa chất phương tiện cơ khí phương tiện để truyền nhiệt từ nó ra bên ngoài , làm mát bên trong đến một nhiệt độ thấp hơn môi trường xung quanh.

1Cấu tạo tủ lạnh

Dàn nóng

Dàn nóng còn có tên gọi khác là dàn ngưng, có nhiệm vụ trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh ngưng tụ và môi trường làm mát (nước hoặc không khí).

Ngoài ra, nó còn đảm nhiệm thải nhiệt của môi trường chất ngưng tụ ra môi trường bên ngoài. Thông thường, dàn lạnh được làm từ kim loại như đồng, sắt và có cánh tản nhiệt.

Đầu vào của dàn lạnh sẽ được lắp với đầu đẩy của máy nén (Block). Đầu ra (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi kết nối với ống mao.

Dàn nóng

Máy nén (Block)

Có hai loại máy nén chủ yếu là máy nén 01 pittong hoặc 02 pittong. Chúng hoạt động bằng cách dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động, quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong.

Máy nén có chức năng hút hơi môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, duy trì lượng áp suất cần thiết, nén hơi từ áp suất bay hơi chuyển sang áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.

Chức năng của máy nén

Chất làm lạnh (Gas)

Có thể bạn chưa biết, gas cũng là một trong những nhân tố quan trọng giúp tủ lạnh hoạt động bình thường và hiệu quả. Những loại gas được dùng phổ biến hiện nay là: R134a, R600,…

Gas tủ lạnh ở trạng thái lỏng, dễ bay hơi và chúng có chức năng tạo ra nhiệt độ lạnh. Thông thường, nhiệt độ bay hơi của gas (amoniac tinh khiết) khoảng – 27 độ C.

gas tủ lạnh

Dàn lạnh

Dàn lạnh (dàn bay hơi) là thiết bị giúp tủ lạnh trao đổi nhiệt giữa các môi chất lạnh sang môi trường cần làm lạnh.

Chúng có chức năng hấp thụ nhiệt của môi trường lạnh cấp cho môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp.

Thông thường, dàn bay hơi được lắp đặt ống mao hoặc van tiết lưu trước máy nén của tủ lạnh.

Dàn bay hơi (dàn lạnh)

Một số bộ phận khác

Quạt dàn lạnh: Có tác dụng thổi không khí xuyên qua dàn lạnh, từ đó nâng cao hiệu quả tối ưu quá trình hấp thụ nhiệt của dàn lạnh. Thiết bị sẽ hoạt động đồng thời cùng với block của máy.

Bộ phận xả đá: Bao gồm một thanh nhiệt điện trở, một rơ-le nhiệt và một timer điều khiển, có công dụng làm giảm hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh.

Bộ phận xả đá của tủ lạnh

Van tiết lưu: Nằm ở giữa dàn nóng và lạnh, giúp hạ áp cho các môi chất lạnh, dễ hiểu hơn là chuyển gas từ chất lỏng sang chất khí.

Mạch điều khiển: Bộ phận này sẽ điều khiển toàn bộ hoạt động trong quá trình làm lạnh của tủ lạnh.

Đường ống dẫn gas: Thường được làm từ đồng (dễ uốn, dễ hàn, độ bền cao), có tác dụng dẫn gas.

Đường ống dẫn gas

2Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh trải qua 4 bước như sau:

Bước 1: Nén khí gas tại máy nén.

Ở bước này, máy nén (4) sẽ làm cho nhiệt độ và áp suất của gas tăng lên cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí.

Bước 2: Ngưng tụ tại dàn nóng (1).

Sau khi đi qua máy nén, môi chất được đẩy tới dàn nóng. Tại đây, môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.

Quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ sẽ diễn ra tại đây. Chính vì vậy, khi bạn sờ tay vào bên hông tủ, nơi đặt dàn ngưng tụ, bạn sẽ cảm thấy nóng.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Bước 3: Giãn nở (2).

Tiếp đến, môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị giãn nở (Van tiết lưu). Dưới tác dụng của van tiết lưu, môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp

Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh (3).

Ở đây, môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi. Trong quá trình hóa hơi, môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh.

Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh sẽ trở về máy nén, để bắt đầu một vòng tuần hoàn mới.

Hướng dẫn sử dụng tủ lạnh đúng cách, tiết kiệm điện năng

Tìm hiểu về cấu tạo tủ lạnh, chức năng và vị trí của các bộ phận bên trong sẽ giúp bạn sử dụng tủ lạnh hiệu quả hơn. Sau đây là những lưu ý để sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ:

– Khi tủ lạnh mới mua về, bạn nên lắp đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10cm nhằm đảm bảo cho luồng không khí được lưu thông tốt trong quá trình làm việc của hệ thống làm lạnh.

– Tránh đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh để không khí trong tủ lạnh có đủ không gian cần thiết để lưu thông, đồng thời tránh cho hệ thống làm lạnh phải làm việc quá tải gây giảm tuổi thọ. Tham khảo thêm cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ngay tại đây nhé!

– Hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần liên tục và mở trong thời gian dài để không làm thất thoát lượng khí lạnh quá nhiều, sẽ phải tiêu hao thêm điện năng để làm mát. Bên cạnh đó, không nên đưa thực phẩm còn nóng vào tủ lạnh sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của dàn làm mát.  

– Định kỳ khoảng nửa tháng một lần hoặc ít nhất là mỗi tháng một lần, bạn nên lau chùi, vệ sinh tủ lạnh để hạn chế các vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển. 

– Thường xuyên kiểm tra cấu tạo tủ lạnh, nhất là phần khung như cửa tủ xem gioăng tủ lạnh có bị rách hay bị đè lên không. Chú ý tới âm thanh, tiếng ồn của tủ lạnh khi hoạt động để nhận biết vấn đề hư hỏng, trục trặc. 

Hy vọng bài viết giới thiệu về cấu tạo tủ lạnh và một số hướng dẫn để sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ của Nguyễn Kim trên đây có thể mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.

Hiểu được cấu tạo tủ lạnh sẽ giúp bạn sửa chữa nhanh chóng hơn

Nếu muốn tìm hiểu thêm về cấu tạo bảo trì , sữa chữa , tủ lạnh hay có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ tới hotline hoặc trung tâm bảo trì Điện Lạnh Văn Được gần nhất để được hỗ trợ.

Viết một bình luận